Trong cuộc sống, việc sức khỏe đột ngột xuất hiện các dấu hiệu bất thường tưởng chừng là điều nhỏ nhặt, không đáng quan tâm nhưng thật ra lại mang những tiềm ẩn bệnh tật hết sức quan trọng. Bài viết dưới đây, chúng tôisẽ mô tả các dấu hiệu cảnh báo về 6 trường hợp cần gọi cấp cứu y tế sớm. Hy vọng sẽ giúp bạn nhận biết và phòng tránh kịp thời.
I. Tầm quan trọng của việc gọi cấp cứu
Việc gọi cấp cứu sớm sẽ quyết định sự sống cái chết người bị nạn. Nếu được đưa đi cấp cứu kịp thời và sơ cứu đúng cách, bệnh nhân sẽ tăng cơ hội sống sót hoặc sẽ để lại di chứng ít nhất và nhẹ nhất có thể. Ngoài ra, sơ cứu đúng cách sẽ giúp đẩy nhanh quá trình lành vết thương, bệnh nhân nhanh hồi phục và nhanh chóng xuất viện.
Gọi cấp cứu không đúng cách hoặc gọi cấp cứu muộn sẽ làm giảm cơ hội sống sót của nạn nhân hoặc nếu nạn nhân được cứu sống thì cũng có khả năng bị thương tật vĩnh viễn. Nếu không được sơ cứu kịp thời, nạn nhân sẽ bị suy hô hấp rồi ngừng tim.
Nếu không ép tim kịp thời, tim ngừng đập sẽ dẫn đến tổn thương não nghiêm trọng sau 5 phút. Sau 10 phút nếu không có oxy cung cấp đến não thì não sẽ bị thương tật vĩnh viễn. Vì vậy thời gian là điều quan trọng nhất trong sơ cấp cứu và là mạng sống của nạn nhân.
II. Các trường hợp cần gọi cấp cứu khẩn cấp
1. Đau tức ngực hoặc vùng bụng trên
Đây là biểu hiện đặc trưng của hầu hết các trường hợp tim mạch cấp tính. Nếu bạn hoặc người thân cảm thấy đau ngực dữ dội, cảm giác bị bóp nghẹt ở lồng ngực, đau ở phía sau xương ức, vai trái, mặt trong cánh tay trái hoặc sau lưng,… Đây là trường hợp cần gọi cấp cứu hoặc gọi người giúp đỡ để đưa người bệnh tới bệnh viện.
Các triệu chứng của cơn đau tim bao gồm:
- Đau âm ỉ ở giữa ngực, đôi khi có cảm giác như bị cái gì đó đè nặng lên ngực
- Buồn nôn hoặc nôn mửa
- Đau hoặc nặng ở vai, cổ hoặc cánh tay
- Ra mồ hôi lạnh
- Cảm thấy chóng mặt hoặc yếu liệt
- Hụt hơi hoặc khó thở
2. Bị hóc nghẹn
Nghẹt thở gây ra hàng ngàn ca tử vong mỗi năm. Nếu một người bị nghẹn và không thể ho, nói hoặc thở thì phải làm gì đó để thông đường thở.
Đầu tiên, dùng lòng bàn tay vỗ năm cái vào lưng. Thực hiện theo đó với năm lần ấn bụng. Luân phiên hai thứ này cho đến khi bất cứ thứ gì đang chặn đường thở thoát ra ngoài. Nếu người đó không phản ứng, hãy hạ nạn nhân xuống đất và gọi cấp cứu. Bắt đầu hô hấp nhân tạo nếu bạn không thể thông đường thở cho nạn nhân.
3. Bị đột quỵ
Một trong những trường hợp cần goi cấp cứu đó là đột quỵ, cần có hành động kịp thời nếu bạn gặp phải các triệu chứng đột quỵ sau đây. Mọi người đều có thể bị đột quỵ theo nhiều cách khác nhau, nhưng không phải ai cũng có tất cả các triệu chứng cùng một lúc.
Các dấu hiệu cho thấy ai đó đang bị đột quỵ thường áp dụng theo quy tắc FAST (Face – Arm – Speech – Time):
- F (Khuôn mặt): Mặt có rũ xuống hoặc bị méo lệch không?
- A (Tay): Tay có bị tê liệt không, có thể giơ cả hai cánh tay lên không?
- S (Nói chuyện): Có nói lắp bắp hoặc nói ngọng không rõ ràng không?
- T (thời gian): Nếu xảy ra bất kỳ dấu hiệu nào hoặc cùng lúc xảy ra 3 dấu hiệu trên, hãy gọi dịch vụ cấp cứu ngay lập tức.
Bệnh nhân cũng cần được chăm sóc y tế ngay lập tức nếu các triệu chứng chỉ kéo dài vài phút hoặc vài giờ vì chúng có thể chỉ ra một cơn đột quỵ nhỏ hoặc cơn thiếu máu não thoáng qua hoặc là dấu hiệu của một cơn đột quỵ nghiêm trọng sắp xảy ra.
4. Ngộ độc, tiêu chảy hoặc nôn mửa kéo dài bất thường
Một trong những nguyên nhân gây tiêu chảy cấp là ngộ độc thức ăn. Nếu bệnh nhân có bất kỳ dấu hiệu hoặc triệu chứng tiêu chảy cấp nào sau đây, họ nên đi khám bác sĩ hoặc gọi cấp cứu ngay:
- Đi ngoài liên tục
- Buồn nôn và nôn mửa thường xuyên mà không thuyên giảm
- Sốt cao, uống thuốc hạ sốt mà vẫn không hạ sốt
- Đau thắt bụng, bụng đau quằn quại
5. Chảy máu không cầm được
Trường hợp cần gọi cấp cứu quan trọng cần đó là xuất huyết. Xuất huyết bất thường có nhiều hình thái, triệu chứng và mức độ khác nhau. Một số bệnh nhân nhập viện có thể gặp tình trạng xuất huyết đột ngột tại chỗ tiêm và đôi khi chảy máu nghiêm trọng hơn từ đường tiêu hóa, đường tiết niệu hoặc nhiều vị trí khác.
Động mạch hoặc tĩnh mạch chính, chẳng hạn như tĩnh mạch cảnh ở cổ, có thể bị tổn thương, gây xuất huyết nghiêm trọng và có khả năng gây tử vong. Do đó hãy gọi ngay cấp cứu gần bạn khi bạn chảy máu quá nhiều mà không cầm được.
6. Tai nạn do tự tử hoặc hành vi xâm hại bản thân.
Tự tử là một trường hợp cần gọi cấp cứu tâm thần có thể điều trị và ngăn ngừa được. Luôn luôn tách người bệnh khỏi các khí độc như khí CO và kiểm tra tuần hoàn hô hấp đều đặn.
Ngoài ra, mọi người trong gia đình và xã hội phải có trách nhiệm và các hành động đúng đắn để ngăn ngừa tự tử. Khi xảy ra tình trạng ngưng tim, cần tiến hành hô hấp nhân tạo ngay lập tức hoặc gọi cấp cứu để được hướng dẫn và chuyển bệnh nhân đến cơ sở y tế gần nhất càng sớm càng tốt.